Vải Sợi Thiên Nhiên
Vải sợi thiên nhiên là loại sợi có sẵn trong thiên nhiên, nó có từ 2 nguồn gốc:
- Từ thực vật: cây bông, cây lanh, cây gai dầu, cây bông, cây tre, sợi chuối(thân cây chuối), sợi dừa(trái dừa), lá dừa, vỏ cam, tơ sen(cuốn sen),…
- Từ động vật: con tằm, con lạc đà, con cừu, con vịt, con dê, con thỏ, con nhện, con chồn,…
Vải sợi thiên nhiên, nguyên liệu dùng để sản xuất vải sợi thiên nhiên đều có đặc điểm chung là những dạng sợi có sẵn trong tự nhiên như sợi tơ của tằm, sợi xơ của quả bông, sợi xơ trong thân cây của lanh, sợi lông của cừu…
Tuy nhiên, những sợi tơ tằm, xơ bông, lông cừu… này ban đầu còn rất ngắn và rời rạc. Để tạo thành tấm vải, chúng cần phải trải qua một quá trình gọi là kéo sợi.
Kéo sợi là gì?
Hãy tưởng tượng bạn có một nắm kẹo bông gòn. Các sợi kẹo bông rất mỏng manh và dễ đứt. Để tạo thành một sợi dây dài và chắc chắn từ kẹo bông, bạn cần phải xoắn nhiều sợi nhỏ lại với nhau.Quá trình kéo sợi cũng tương tự như vậy. Các sợi tơ, sợi xơ tự nhiên sẽ được kéo căng và xoắn lại với nhau để tạo thành sợi dệt dài, mảnh và đủ bền để dệt thành vải. Sau đó, những sợi dệt này sẽ được đưa vào khung cửi để dệt thành tấm vải hoàn chỉnh.
Tóm lại, từ những sợi tơ tằm, xơ bông, lông cừu… có sẵn trong tự nhiên, trải qua quá trình kéo sợi và dệt vải, con người đã tạo ra được những tấm vải mềm mại, thoáng mát để may quần áo
Quy Trình Sản Xuất Vải Tự Nhiên
Quy Trình Sản Xuất Vải Tơ Tằm
Quy Trình Sản Xuất Vải Sợi Bông
Sản Phẩm Từ Vải Sợi Thiên Nhiên
Ưu Điểm Vải Sợi Thiên Nhiên
- Mặc thoáng mát
- Thân Thiện Với Da Nhạy Cảm
- Thấm hút mồ hôi
- Hút ẩm cao
- Giữ nhiệt tốt
- Dễ nhuộm màu sắc
- An toàn không gây hại Cho Sức Khỏe và thân thiện với môi trường
- Ít bám bụi bẩn, dễ giặt giũ
- …
Nhược Điểm Vải Sợi Thiên Nhiên
- Giặc phơi lâu khô
- Dễ bị nhăn nhàu, nên cần được thường xuyên lau ủi và chăm sóc cẩn thận hơn
- Giá thành cao
- Độ bền kém
- Dễ bị bạc màu, bay, xuống màu
- …
Vải Sợi Hóa Học
Ngoài vải sợi thiên nhiên, người ta còn tạo ra vải sợi hóa học. Vải sợi hóa học được làm từ những sợi do con người tạo ra bằng công nghệ kỹ thuật hóa học và một số nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên.
Vải sợi hóa học có ưu điểm là ít bị nấm mốc, vi khuẩn tấn công, phá hủy.
Có 2 loại vải sợi hóa học là:
-
Vải sợi nhân tạo: Nguyên liệu ban đầu như tre, gỗ, nứa,… được hoà tan trong các chất hoá học để tạo thành sợi dệt vải. Vải có độ hút ẩm cao, thoáng mát tương tự vải sợi bông nhưng ít nhàu hơn và bị cứng lại khi nhúng vào nước. Khi đốt sợi vải, tro tàn ít.
-
Vải sợi tổng hợp: Nguyên liệu ban đầu để tổng hợp chúng là những hợp chất hoá học thu được từ than đá và dầu mỏ. Vải có độ bền cao, bề mặt vải bóng đẹp, nhiều màu sắc, không bị nhàu, giặt nhanh khô. Tuy nhiên, loại vải này có độ hút ẩm kém (ít thấm mồ hôi nên không thoáng mát khi mặc), ít thoáng khí, dễ gây kích ứng da. Khi đốt sợi vải, tro vón cục, bóp không tan.
Quy Trình Sản Xuất Vải Sợi Hóa Học
Quy trình sản xuất vải sợi nhân tạo
Quy trình sản xuất vải sợi tổng hợp
Sản Phẩm Từ Vải Sợi Hóa Học
Ưu Điểm Vải Sợi Hóa Học
- Độ bền vượt trội
- Ít nhàu
- Dễ dàng chăm sóc, bảo quản
- Giá thành hợp lý
- Tính năng đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu
- Giúp khắc phục nhược điểm của vải sợi tự nhiên
- …
Nhược Điểm Vải Sợi Hóa Học
- Khả năng thấm hút mồ hôi kém, kém thoáng khí ở một số loại vải
- Dễ bị tích điện, bám bụi bẩn
- Có thể gây kích ứng da ở một số người mẫn cảm
- Khó phân hủy, gây ô nhiễm môi trường
- Có thể bị giãn, chảy nhão ở nhiệt độ cao
- …
Vải Sợi Pha
Vải được sản xuất bằng cách dệt kết hợp sợi tự nhiên với sợi hoá học theo một tỷ lệ nhất định để tạo ra loại vải mới sở hữu ưu điểm của cả hai. Vải có đặc điểm là bền, đẹp, không bị nhàu, dễ giặt, hút ẩm tương đối tốt, mặc thoảng mát, thích hợp với nhiều loại khí hậu. Do nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất các loại vải sợi khác nhau nên giá thành của các loại vải sợi cũng rất đa dạng. Thông thường, vài có nguồn gốc từ sợi tự nhiên có giá thành cao hơn so với các loại vải sợi khác.
Quy Trình Sản Xuất Vải Sợi Pha
Quy Trình sản xuất vải sợi pha
Sản Phẩm Từ Vải Sợi Pha
Ưu Điểm Vải Sợi Pha
- Độ bền cao hoặc kém (tùy vào tỷ lệ pha trộn)
- Dễ giặt (tùy loại vải)
- Giá thành hợp lý
- Duy trì giữ form dáng tốt
- Khả năng chống nhăn tốt
- Giảm thiểu tình trạng phai màu
- Đa dạng về tỷ lệ pha trộn để tối ưu hóa ưu điểm
- …
Nhược Điểm Vải Sợi Pha
- Khó tái chế
- Khả năng chịu nhiệt hạn chế
- Chất lượng không đồng đều (Tùy thuộc vào tỷ lệ pha trộn và chất lượng của sợi thiên nhiên và sợi tổng hợp, chất lượng vải sợi pha có thể không đồng đều)
- Không thoải mái bằng vải sợi thiên nhiên 100%
- …
Những Lưu Ý Nhỏ Khác
- Đọc thành phần sợi vài trên nhãn mác trang phục để nhận diện, trên quần áo may sẵn (do nhà máy, công ti sản xuất) thường có nhãn mác nhỏ thể hiện thành phần sợi vải. Ví dụ, Vải KT (Kate): kết hợp giữa sợi bông và sợi tổng hợp (cotton + polyester); Vải PEVI: kết hợp giữa sợi nhân tạo và sợi tổng hợp (viscose + polyester).
- Có thể đoán nhận biết các loại vải bằng cách đốt sợi vải, vò vải, thấm nước chúng,…