Vải CVC Là Loại Vải Gì?
Vải CVC là tên nói chung của loại vải mà khi dệt trong loại vải đó có sự phối hợp của 2 thành phần chính là: Polyester và Cotton, trong đó hàm lượng cotton bằng hoặc vượt quá 50% so với Polyester. Hàng dệt may với giá trị chính là bông; hỗn hợp polyester và bông, thường được gọi là sợi CVC có hàm lượng bông cao hơn polyeste, và ngược lại sợi T/C, nhưng hiện nay hàm lượng của sợi Cotton trong vải CVC thường chiếm hơn 65% hàm lượng Việc thêm sợi Polyester là nhầm giúp tăng cường độ bền của vải, giúp vải ít co rút hơn, có độ giữ màu cao hơn, giữ form tốt hơn, giá thành rẻ và ổn định hơn.
Một Số Loại Vải CVC Thông Dụng Bao Gồm:
- Vải CVC 65/35
- Vải CVC 60/40
- Vải CVC 50/50
Bảng Đặc Điểm Cơ Bản Của Vải CVC:
- Tên Quốc Tế: CVC – Chief Value Cotton
- Thành Phần: 55% Cotton + 45% Poly hoặc 60% Cotton + 40% poly hoặc 55% Cotton + 35% Poly + 10% Spandex.
- Độ Thoáng Khí: CAO
- Độ Bền Vải: TỐT
- Độ Bền Màu: TỐT
- Giá Thành: Rẻ – Ổn Định
- Độ Co Rút: Không bị co rút và ít nhăn hơn các loại vải khác.
- Được Sử Dụng Để Làm: Trang phục, Đồ khiêu vũ, đồ thể dục và yoga, xà cạp, đồ bơi, bikini, áo sơ mi, đồ năng động, quần áo nam và nữ.
- Cách Bảo Quản Vải CVC: Giặt nhẹ nhàng bằng tay & máy và giặt lạnh, không sử dụng chất tẩy rửa quá mạnh, không ủi quá nóng.
Khả năng hút ẩm tốt:
Vải CVC có khả năng hút ẩm rất tốt nên loại vải này rất được những nước có khi hậu thơi tiết nắng nóng ựa chuộng. Vì vải CVC có chất Cotton sẽ giúp bạn thấm hút mồ hôi nhanh chống từ đó giúp người mặc có cảm giác thoải mái hơn khi sử dụng quần áo làm bằng CVC. Chính vì khả năng thấm hút tốt nên vải CVC được sử dụng phổ biến trong may các loại trang phục cho hoạt động thể thao, đồ mặc cho thời tiết nắng nóng nực.
Thoáng khí mát mẻ.
Vải CVC có sự thoáng khí và mát mẻ tốt là nhờ tính chất của sợi Cotton trong vải. Sợi Cotton là loại sợi có các đặc tính là: mềm, mịn, dẻo dai, thắm hút mô hôi tốt, giữ ấm… giúp người mặc rất thoải mái khi sử dụng các loại sản phẩm may mặc có tính chất Cotton trong thành phần của nó. Chất Cotton còn được xem là chất liệu tốt, phù hợp với mọi đối tượng. Mặt khác, cotton là chất vải rất an toàn, đây là chất vải có sự lựa chọn hàng đầu cho các bạn có làn da nhạy cảm. Nhược điểm lớn nhất của sợi Cotton là giá thành cao, bởi vải có thành phần tự nhiên Cotton nên sẽ có giá thành cao, tỷ lệ cotton càng nhiều thì mức giá thành của vải càng cao.
Chống nhăn và giữ màu tốt
Vải CVC có khả năng chống nhăn, rất mịn, mặt vải phẳng và giữ màu cực tốt. Do đó, việc giặt giũ, làm sạch và bảo quản các sản phẩm từ vải CVC cũng đơn giản và dễ dàng hơn. Tuy theo kiểu dệt vải, nhưng đa phần thì vải CVC có bề mặt khá phẳng và mịn, chất vải thoáng mát. Nó thường được lựa chọn để sử dụng trong ngành thời trang may mặc như hàng công sở hoặc dạo phố.
Độ bền vải cao.
Vì vải CVC là sự kết hợp của Cotton và Polyester nên chúng thừa hưởng những đặt tính về độ bên vải cao của sợi Polyester. Polyester là loại sợi có độ giãn rất tốt cùng khả năng chống co rút. Qua quá trình kéo sợi, sợi polyester cuộn vào nhau để tạo thành một cấu trúc chắc chắn khó phá vỡ.
Chống co rút tốt.
Ưu điểm mà mọi người yêu thích nhất của vải CVC là khả năng chống co rút tốt nhờ chất sợi Polyester. Vì vậy vải CVC nó có độ co giãn vừa phải và không bị co rút khi giặt ủi. Vì vậy, vải CVC luôn được ưu tiên lựa chọn may đồng phục cho học sinh và nhân viên công sở với số lượng nhiều.
Giá Thành Rẻ Hơn 100% Cotton.
Nhờ pha với Polyester nên Vải CVC có giá thành khá rẻ. Vì vậy, vải CVC luôn được ưa chuộng và ưu tiên lựa chọn vải may đồng phục với số lượng nhiều.
Vải CVC Thường Dùng Để Làm Gì?
Vải CVC thường được dùng để may quần áo để mặc thông dụng hàng ngày. CVC cực kỳ phổ biến và được ưa thích ở Việt Nam vì chúng rất thích hợp với khí hậu thổ nhưỡng Việt Nam, nơi người tiêu dùng cần một loại vải thoáng mát. Vì thích hợp nên vải CVC thường được dùng để làm các trang phục, áo sơ mi, váy đầm, đồ ngủ, đồ khiêu vũ, đồ thể dục và yoga, xà cạp, đồ bơi, bikini, áo sơ mi, ga giường, rèm cửa, quần áo nam và nữ …
- May áo sơ mi
- May áo Polo
- May áo thun
- Máy đồng phục
- May váy đầm
- May trang phục thể thao
- Quần áo đồng phục học sinh.
- Quần áo nhân viên văn phòng & công sở.
- Đồng phục cho nhà hàng, khách sạn.
- Đồng phục cho bên làm bếp.
- Quần áo kỹ thuật viên
- Quần áo blouse trong ngành Y tế